Đặc điểm, tính chất của nước ngầm

Tổng quan về nguồn nước ngầm

1. Đặc điểm và tính chất


Nước ngầm được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phần khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua các địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm hydrocacbonat khá cao. Ngoài ra đặc trưng chung của nước ngầm là:
  • Độ đục thấp
  • Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí: CO2, H2S…
  • Chứa nhiều khoáng chất hòa tan chủ yếu là sắt, magan, canxi, magie, flo.
  • Không có hiện diện của vi sinh vật
  • Sự ô nhiễm nguồn nước ngầm
    Vòng tuần hoàn và sự ô nhiễm của nước ngầm
2. Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Việt Nam
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho các đô thị, khu công nghiệp và nông thôn trên toàn quốc. Do vậy, ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của con người. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm bao gồm:
  • Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Asen, Fe, Mn và một số kim loại khác.
  • Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, amoni, NO3-, NO2-, PO4 v.v…vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật.

a. Nước bị nhiễm kim loại nặng
Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v... thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của cơ thể con người và thường tích lũy trong cơ thể lâu dần sẽ gây nên các bệnh như ung thư da, phổi, phế quản... 
Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản

 b. Nước bị ô nhiễm vi sinh vật
Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh vật có ích, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun v.v...
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v...

c. Nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học
Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tại các vùng nông nghiệp thâm canh, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là nguyên nhân gây rất nhiều bệnh nguy hiểm  ở người do đó cần có biện pháp xử lý để đảm bảo sức khỏe của người dân trong khu vực nguồn nước bị ô nhiễm.